Disclaimer: This page may contain affiliate links. CoinMarketCap may be compensated if you visit any affiliate links and you take certain actions such as signing up and transacting with these affiliate platforms. Please refer to Affiliate Disclosure.
Nói một cách tóm tắt thì Cosmos tự nhận mình là dự án giải quyết một số "vấn đề khó khăn nhất" mà ngành công nghiệp blockchain phải đối mặt. Mục tiêu của Cosmos là đem lại giải pháp cho các giao thức bằng chứng công việc "chậm chạp, tốn kém, không thể mở rộng và có hại cho môi trường" giống như những giao thức mà Bitcoin sử dụng, bằng cách cung cấp một hệ sinh thái gồm các blockchain được kết nối.
Các mục tiêu khác của dự án bao gồm giảm bớt độ phức tạp và khó khăn của công nghệ blockchain cho các nhà phát triển nhờ một khuôn khổ mô-đun giúp các ứng dụng phi tập trung trở nên dễ hiểu hơn. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, giao thức Interblockchain Communication giúp các mạng blockchain giao tiếp với nhau dễ dàng hơn — ngăn chặn sự phân mảnh trong ngành.
Nguồn gốc của Cosmos có thể bắt đầu từ năm 2014, khi Tendermint, một người đóng góp cốt lõi cho mạng, được thành lập. Vào năm 2016, sách trắng về Cosmos đã được xuất bản — và một đợt chào bán token được tổ chức vào năm sau.
Token ATOM được kiếm thông qua thuật toán bằng chứng cổ phần kết hợp và các token này giúp giữ an toàn cho Cosmos Hub, blockchain hàng đầu của dự án. Loại tiền mã hóa này cũng có vai trò trong việc quản trị mạng.
Ai là người sáng lập Cosmos?
Những người đồng sáng lập Tendermint — cửa ngõ vào hệ sinh thái Cosmos — là Jae Kwon, Zarko Milosevic và Ethan Buchman. Mặc dù Kwon vẫn có tên trong danh sách với vai trò là kiến trúc sư chính, nhưng anh đã từ chức Giám đốc điều hành vào năm 2020. Anh khẳng định mình vẫn là một phần của dự án nhưng chủ yếu tập trung vào các sáng kiến khác.
Hiện tại, người thay anh đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tendermint là Peng Zhong và toàn bộ ban giám đốc đã được thay mới khá nhiều. Mục tiêu của nhóm bao gồm nâng cao trải nghiệm cho nhà phát triển, tạo cộng đồng đầy nhiệt huyết cho Cosmos và xây dựng tài nguyên học tập để ngày càng nhiều người biết đến khả năng của mạng này.
Điều gì làm cho Cosmos trở nên độc đáo?
Đối với một số người trong ngành công nghiệp tiền mã hóa, mối quan tâm chủ yếu tập trung vào mức độ phân mảnh của mạng blockchain. Có hàng trăm blockchain đang tồn tại, nhưng rất ít trong số đó có thể giao tiếp với nhau. Mục tiêu của Cosmos là thay đổi hoàn toàn thực trạng đó bằng cách biến điều này trở thành hiện thực.
Cosmos được mô tả là “Blockchain 3.0” — và như chúng tôi đã đề cập trước đó, mục tiêu lớn là đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng của Cosmos dễ sử dụng. Do đó, bộ công cụ phát triển phần mềm Cosmos tập trung vào khả năng phân chia thành các mô-đun. Điều này cho phép dễ dàng xây dựng mạng bằng cách sử dụng các đoạn mã đã tồn tại. Về lâu dài, người ta hy vọng rằng nhờ đó mà các ứng dụng phức tạp sẽ được xây dựng một cách đơn giản.
Khả năng mở rộng là một ưu tiên khác, nghĩa là có thể xử lý nhiều giao dịch hơn đáng kể trong một giây so với các blockchain lỗi thời như Bitcoin và Ethereum. Nếu được chấp nhận một cách rộng rãi, các blockchain sẽ phải có khả năng đáp ứng nhu cầu cũng như các công ty hoặc trang web xử lý thanh toán hiện tại — hoặc thậm chí phải tốt hơn.
Có bao nhiêu đồng coin Cosmos (ATOM) đang lưu hành?
ATOM có tổng lượng cung rất cụ thể — chính xác là 260.906.513. Trong số này, tại thời điểm viết bài, có khoảng 203.121.910 đang được lưu hành. Điều đáng chú ý là đồng tiền mã hóa này không được khai thác — mà được kiếm thông qua việc góp cổ phần.
Hai đợt chào bán riêng được tổ chức vào tháng 1 năm 2017, sau đó là đợt chào bán công khai vào tháng 4 năm đó, qua đó huy động được tổng cộng 16 triệu đô la, tương đương với khoảng 0,10 đô la cho mỗi ATOM.
Chi tiết phân phối token như sau, khoảng 80% được phân bổ cho các nhà đầu tư, trong khi 20% còn lại được chia cho hai công ty: All In Bits và Interchain Foundation.
Cosmos đã so sánh token ATOM với ASIC được sử dụng để khai thác Bitcoin. Như một tài liệu kỹ thuật được viết bởi nhóm Tendermint đã giải thích rằng: “Đó là một phần của phần cứng ảo hóa (vốn kinh tế) mà bạn cần phải có để tham gia với tư cách là người quản lý trên mạng.”
Mạng Cosmos được bảo mật như thế nào?
Như chúng tôi đã đề cập trước đó, Cosmos sử dụng thuật toán đồng thuận bằng chứng cổ phần. Những nút xác thực góp số lượng token ATOM cao hơn có nhiều khả năng được chọn để xác minh giao dịch và kiếm phần thưởng. Các nút bị phát hiện hoạt động không trung thực sẽ bị phạt — và cuối cùng có thể mất các token mà mình đã góp.
Tôi có thể mua Cosmos (ATOM) ở đâu?
Với quy mô hiện tại, Cosmos hiện có trên một số sàn giao dịch lớn — bao gồm các tên tuổi lớn như Binance, Coinbase và OKEx. Cosmos được ghép cặp giao dịch với một số loại tiền pháp định và bạn có thể tìm hiểu thêm về quy trình chuyển đổi đô la và euro sang tiền mã hóa tại đây.
Có nhiều cách để tìm hiểu về hướng dẫn mua Cosmos, và chúng tôi luôn làm việc chăm chỉ để đảm bảo rằng CoinMarketCap luôn cung cấp thông tin tốt nhất cho những người mới tham gia tiền điện tử.
The live Cosmos price today is ₫257,280 VND with a 24-hour trading volume of ₫8,052,745,972,512 VND. Chúng tôi cập nhật ATOM của chúng tôi sang giá VND theo thời gian thực. Cosmos giảm 1.65 trong 24 giờ qua. Thứ hạng hiện tại trên CoinMarketCap là #43, với vốn hóa thị trường là ₫100,579,369,423,473 VND. Lượng cung lưu hành là 390,934,204 ATOM đồng coin và không có thông tin lượng cung tối đa