Bảng thuật ngữ

Hard Fork (Blockchain)

Moderate

Một loại thay đổi giao thức sẽ xác thực tất cả giao dịch không hợp lệ trước đó và làm mất hiệu lực tất cả giao dịch hợp lệ trước đó.

Hard Fork (Blockchain) là gì?

Hard fork là một sự kiện mà trong đó một blockchain "tách" thành hai blockchain riêng biệt chạy song song với nhau, mỗi chuỗi có các tham số khác với chuỗi chung trước đó.
Hard fork sẽ phá vỡ khả năng tương thích về phía trước của tài sản tiền điện tử. Do đó, ngay cả khi lịch sử giao dịch và các thông số giống nhau trước hard fork, thì lịch sử của cả hai mạng sẽ tách biệt với nhau sau sự kiện và bất kỳ hoạt động nào sau hard fork sẽ không phản ánh trên mạng kia. Các hard fork có thể vô tình xảy ra do lỗi trong blockchain hoặc được thực hiện một cách cố ý (do những bất đồng trong cộng đồng tiền điện tử).

Các hard fork (nhánh cứng) là các sự kiện lớn và chủ yếu được phát sóng trước cho cộng đồng tiền điện tử. Chúng là chủ đề của các cuộc thảo luận và tranh luận lớn trong cộng đồng tiền điện tử, khi cộng đồng cố gắng tìm ra ưu điểm và nhược điểm của việc sửa đổi một đặc điểm cụ thể của dự án (chủ yếu là kích thước khối, phần thưởng và giới hạn cứng, v.v.)

Chẳng hạn, đề xuất hard fork Bitcoin vào năm 2017 nhằm tăng kích thước khối từ 1 MB lên 8 MB để giao dịch nhanh hơn và nhiều hơn đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ phần lớn cộng đồng.
Do đó, một phần cộng đồng đã chia tách và hình thành Bitcoin Cash (BCH). Kể từ đó, tiền điện tử đã có các đợt hard fork riêng, một đợt đã mang lại Bitcoin Cash ABC (BTCA) và Bitcoin SV (BSV) và đợt fork mới nhất năm 2020 đã dẫn đến một chuỗi mới có tên là Bitcoin Cash Node (BCHN) tiếp quản BTCA với tư cách là BCH "chính thức".
Trong khi đó, Ethereum đã có một đợt hardfork được ghi chép đầy đủ vào năm 2016 sau cuộc tấn công khai thác phát lại (replay exploit) của DAO đã khiến chuỗi ban đầu hoạt động dưới dạng Ethereum Classic. Năm 2020, Ethereum đã gặp phải một hard fork bất ngờ nhưng nhỏ, sau khi các nhà phát triển của họ không chuyển tiếp (relay) đúng cách các bản nâng cấp đột xuất tới cộng đồng và các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng của họ, khiến những nhà cung cấp cơ sở hạ tầng như Infura chạy phần mềm lỗi thời và xung đột.

Related Articles