Đấu giá các vị trí Parachain (Parachain Slot Auction) và Crowdloan là gì?
Crypto Basics

Đấu giá các vị trí Parachain (Parachain Slot Auction) và Crowdloan là gì?

6m"
1 year ago

Các dự án muốn kết nối với Polkadot như một parachain cần phải thắng một phiên đấu giá vị trí parachain.

Đấu giá các vị trí Parachain (Parachain Slot Auction) và Crowdloan là gì?

Mục lục

Các dự án muốn kết nối với Polkadot như một parachain cần phải thắng một phiên đấu giá vị trí parachain. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về cách thức hoạt động của quy trình.

Parachain là các blockchain lớp 1 đa dạng chạy song song với nhau trong hệ sinh thái Polkadot và Kusama. Parachain trên Polkadot và Kusama kết nối với một parachain slot (vị trí parachain) trên Relay Chain (Chuỗi chính) – một blockchain tạo thành trung tâm của mạng, đảm bảo và điều phối công việc của mọi parachain.

Mỗi parachain có thể khác nhau và được xây dựng theo đặc điểm kỹ thuật riêng cho các trường hợp sử dụng khác nhau. Ví dụ: parachain này có thể được thiết kế để chơi game, còn parachain khác lại dành cho hợp đồng thông minh, tài chính phi tập trung (DeFi), quản lý danh tính, hoặc bất kỳ trường hợp sử dụng blockchain nào khác.

Điều này rất quan trọng vì không có blockchain đơn lẻ nào là tối ưu cho tất cả trường hợp sử dụng. Tất cả blockchain đều cân bằng để hỗ trợ một số trường hợp sử dụng nhất định tốt hơn so với các trường hợp khác, và mỗi blockchain sẽ có nhu cầu khác nhau về bảo mật. Polkadot và Kusama cung cấp cho các parachain khả năng chuyên môn hóa, mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh so với các blockchain chung chung hơn.

Các ứng dụng phi tập trung (DApp) có thể được xây dựng dựa trên các parachain. Một số parachain được thiết kế để lưu trữ hệ sinh thái DApp và dịch vụ rộng lớn của riêng họ. Hệ thống cho phép các parachain tương tác với nhau, không chỉ gửi token mà còn bất kỳ loại dữ liệu nào giữa các chuỗi một cách liền mạch và an toàn. Điều này có nghĩa là các DApp trên các chuỗi khác nhau có thể giao tiếp với nhau và các trường hợp sử dụng có thể vượt ra ngoài bất kỳ ứng dụng hoặc blockchain đơn lẻ nào.

Polkadot cũng kết nối các parachain với các mạng bên ngoài như Bitcoin và Ethereum bằng cách sử dụng mạng lưới cầu nối của nó.

Join us in showcasing the cryptocurrency revolution, one newsletter at a time. Subscribe now to get daily news and market updates right to your inbox, along with our millions of other subscribers (that’s right, millions love us!) — what are you waiting for?

Cho thuê một vị trí Parachain (Parachain Slot)

Để một blockchain tham gia vào hệ sinh thái Polkadot với tư cách là một parachain, trước tiên nó phải thuê một vị trí trên Relay Chain bằng cách khóa một liên kết của token gốc của mạng (DOT cho Polkadot, KSM cho Kusama) trong suốt thời gian thuê vị trí. Sau khi parachain đã đảm bảo một vị trí trên Relay Chain, nó vẫn giữ kết nối với mạng trong suốt thời gian thuê vị trí.

Sau khi hết hạn hợp đồng thuê, tổng số lượng token được liên kết sẽ đảm bảo vị trí được trả lại cho dự án. Theo nghĩa này, vì các parachain không phải trả thêm phí để kết nối với Polkadot, nên chi phí thuê một vị trí parachain được coi là chi phí cơ hội của việc không thể sử dụng các bonded token (ví dụ: để đặt cọc) trong thời gian hợp đồng thuê.

Hợp đồng thuê có thể kéo dài tối đa 48 tuần đối với Kusama và 24 tháng đối với Polkadot.

Dựa trên các giới hạn tính toán lý thuyết, người ta dự đoán rằng khi trưởng thành, mỗi mạng sẽ có thể hỗ trợ khoảng 100 vị trí parachain. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ có 100 dự án có thể chạy trên mạng, vì một parachain có thể lưu trữ nhiều dự án và một số blockchain có thể chia sẻ một vị trí duy nhất nếu kết nối dưới dạng parathread. Các nghiên cứu cũng đang được tiến hành để mở rộng số lượng parachain tối đa trong tương lai.

Mỗi vị trí sẽ được bán đấu giá ngay trước khi kết thúc hợp đồng thuê, và đội ngũ có thể đấu giá lại nếu họ muốn tiếp tục làm parachain. Vì các vị trí cho thuê có thể thay thế được, nên đội ngũ cũng có thể đặt giá thầu trên một vị trí khác trước khi kết thúc hợp đồng thuê hiện tại của họ để duy trì tính liên tục. Các đội ngũ cũng sẽ có tùy chọn kết nối với Polkadot trên cơ sở trả tiền tùy theo nhu cầu nếu họ không muốn thuê vị trí dài hạn trên Relay Chain. Tùy chọn này có thể tiết kiệm hơn cho các chuỗi mới hơn và những chuỗi có lưu lượng truy cập thấp hơn.

Chi phí của một trái phiếu vị trí Parachain (Parachain Slot)

Vì số tiền mà các đội ngũ đặt giá thầu cho một vị trí parachain là dựa trên cung và cầu, nên không có số tiền trái phiếu cố định được xác định trước. Nếu giá thầu đấu giá thành công, các token sẽ bị khóa trong thời gian thuê và được trả lại khi hợp đồng thuê hết hạn. Điều này có nghĩa là chi phí thực tế của hợp đồng thuê là chi phí cơ hội của việc không đặt cọc những token đó trong thời gian này.

Việc phải chạy các Collator (nhà tạo ra các khối) sẽ làm tăng thêm chi phí, nhưng tương đối nhỏ và tốn ít công việc hơn nhiều so với việc chạy một node trên các blockchain khác, vì tính bảo mật đã được xử lý bởi nhóm người xác thực Polkadot. Nói chung, đối với các ứng dụng có lưu lượng truy cập cao, mô hình parachain sẽ tiết kiệm hơn so với việc xây dựng bằng các hợp đồng thông minh hoặc xây dựng một blockchain độc lập.

Crowdloan

Các đội ngũ Parachain có tùy chọn tìm nguồn cung các token cần thiết cho giá thầu đấu giá từ cộng đồng của họ bằng cách thực hiện một điều gì đó được gọi là crowdloan (quảng cáo cộng đồng). Bằng cách đóng góp vào một kênh cộng đồng, chủ sở hữu token đồng ý khóa một lượng token trong suốt thời gian thuê vị trí parachain, giả sử giá thầu của đội ngũ thành công trong việc đảm bảo vị trí.

Sau khi cho thuê, toàn bộ số lượng token đã đóng góp sẽ được trả lại vào quyền kiểm soát của chủ sở hữu ban đầu. Cũng giống như khi một đội ngũ đặt giá thầu trực tiếp trong cuộc đấu giá, chi phí tham gia crowdloan là chi phí cơ hội của việc không thể chuyển nhượng hoặc đặt cọc các token đã đóng góp trong suốt thời gian thuê. Đội ngũ parachain có quyền quyết định, nếu có, về cách thức họ thưởng cho những người đóng góp từ cộng đồng cho sự tham gia của họ.

Cơ chế đấu giá

Phiên đấu giá vị trí Parachain diễn ra theo một phiên bản sửa đổi của cái được gọi là đấu giá nến (candle auction).

Các cuộc đấu giá nến có từ ít nhất là thế kỷ 17, được đặt tên theo thực tế là cuộc đấu giá diễn ra trong khoảng thời gian ngọn nến cháy hết. Ý tưởng đằng sau đấu giá nến là do những người tham gia không biết chính xác khi nào cuộc đấu giá kết thúc, nên có thể họ sẽ gửi giá thầu sớm phù hợp với việc định giá vật phẩm đấu giá của họ. Do đó, việc khám phá giá sẽ chính xác hơn. Công nghệ blockchain đã cho phép chúng ta thực hiện các cuộc đấu giá nến thậm chí còn hiệu quả hơn, như được chỉ ra trong nghiên cứu gần đây của Web3 Foundation.
Các cuộc đấu giá trên Polkadot và Kusama có một khoảng thời gian cụ thể để có thể gửi giá thầu và đóng góp từ cộng đồng. Vào cuối giai đoạn này, thời điểm chính xác kết thúc phiên đấu giá được xác định từ trước trên chuỗi bởi một khái niệm gọi là hàm ngẫu nhiên có thể xác minh (VRF).

Giá thầu cao nhất tại thời điểm hiện tại do VRF chọn sẽ thắng cuộc đấu giá. Định dạng này được chọn để đảm bảo tính công bằng và khả năng khám phá giá chính xác hơn vì nó loại bỏ tình trạng snipping trong phiên đấu giá – đây là chiến lược chờ đợi cho đến giây phút cuối cùng để gửi giá thầu với nỗ lực giành chiến thắng với mức giá thấp hơn giá trị thực của vật phẩm đấu giá.

Trước khi đấu giá trong một cuộc đấu giá, các đội ngũ sẽ xác định thời hạn cụ thể của hợp đồng thuê mong muốn của họ, tối đa là khoảng 48 tuần đối với Kusama và 24 tháng đối với Polkadot. Điều này sẽ xác định thời gian parachain duy trì kết nối liên tục với mạng trước khi cần đặt giá thầu trong một phiên đấu giá khác, cũng như thời gian khóa trái phiếu (và mọi đóng góp từ cộng đồng). Mỗi phiên đấu giá dành cho một vị trí parachain cụ thể và chỉ có một cuộc đấu giá diễn ra tại một thời điểm.

Tiến trình đấu giá

Rollout các parachain là giai đoạn cuối cùng của quá trình ra mắt Polkadot nhiều giai đoạn. Là một phần của quá trình rollout này, các parachain và đấu giá sẽ được ra mắt đầu tiên trên Kusama – mạng Canary của Polkadot.

Kusama là một mạng trực tiếp được xây dựng với mã gần như giống với Polkadot và với các ưu đãi kinh tế thực sự. Kusama được thiết kế là một nền tảng phát triển nhanh có thể cung cấp môi trường phát triển thử nghiệm cho các đội ngũ muốn đổi mới nhanh chóng và cũng là nơi thử nghiệm cho các dự án trước khi ra mắt trên Polkadot.

Tại thời điểm viết bài, các cuộc đấu giá vị trí parachain đã bắt đầu trên Kusama và dự kiến sẽ bắt đầu trên Polkadot sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra đầy đủ và các parachain đã được chứng minh là đang hoạt động trơn tru trên Kusama. Như với bất kỳ thay đổi hoặc nâng cấp nào trên Polkadot, các cuộc đấu giá sẽ cần phải được kích hoạt bởi quy trình quản trị trên chuỗi của mạng.
Xem các cuộc đấu giá hiện tại đang diễn ra trên Kusama, tìm hiểu thêm về cách chúng hoạt động và tìm hiểu cách đóng góp cho một crownloan.
Bài viết này bao gồm đường link đến các trang web của bên thứ ba hoặc các nội dung khác chỉ dành cho mục đích cung cấp thông tin (“Trang web của bên thứ ba”). Trang web của bên thứ ba không thuộc quyền kiểm soát của CoinMarketCap và CoinMarketCap không chịu trách nhiệm về nội dung của bất kỳ Trang web của bên thứ ba nào, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ đường link nào có trong Trang web của bên thứ ba, hoặc bất kỳ thay đổi hoặc cập nhật nào đối với Trang web của bên thứ ba. CoinMarketCap chỉ cung cấp các đường link này cho bạn nhằm mục đích thuận tiện, và việc đưa vào bất kỳ đường link nào không ngụ ý về sự xác nhận, chấp thuận hoặc đề xuất của CoinMarketCap đối với trang web hoặc bất kỳ sự liên kết nào với các nhà điều hành của họ. Bài viết này được sử dụng để và chỉ được sử dụng để cung cấp thông tin. Điều quan trọng là bạn phải tự nghiên cứu và phân tích trước khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào liên quan đến bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào được mô tả trong bài viết. Bài viết này không nhằm mục đích và sẽ không được hiểu là lời khuyên tài chính. Các quan điểm và ý kiến được trình bày trong bài viết này là của [công ty] của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của CoinMarketCap.
4 people liked this article